Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là lễ hội lâu đời diễn ra tại Hải Lựu, tỉnh Vĩnh Phúc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về lễ hội chọi trâu Hải Lựu qua nội dung bài viết dưới đây.
Lễ hội chọi trâu được tổ chức từ khi nào
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu lâu đời nhất ở Việt Nam. Theo ghi chép còn lại, thì lễ hội chọi trâu Hải Lựu được được tổ chức từ thế kỷ thứ 2 bởi thừa tướng Lữ Gia. Cụ thể là, sau chiến thắng giòn dã trước quân xâm lược nhà Hán, tướng quân Lữ Gia của nước Nam Việt cho quân lui về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô, Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc. Tại đây, sau mỗi trận thắng, để động viên tinh thần chiến đấu anh dũng của các binh sĩ, thừa tướng Lữ Gia quyết định tổ chức chọi trâu. Những con trâu sau khi tham gia các trận chọi trâu sẽ được giết thịt để khao quân, khích lệ tinh thần toàn bộ bĩnh sĩ. Bởi tương truyền rằng, khi quân sĩ được ăn thịt trâu chọi sẽ giúp cho thân hình cường tráng, sức khỏe vượt trội giúp binh sĩ có đủ sức chiến đấu chống quân xâm lược.
Cách nuôi trâu chọi ở Hải Lựu
Khác với mục đích nuôi trâu ở các khu vực khác, ở Hải Lựu trâu chọi hay được gọi là “ ông cầu” sẽ được tuyển chọn bởi 1 làng, hoặc 1 họ, sau đó họ cùng nhau chăm sóc để đảm bảo “ ông cầu” có sức khỏe cho ngày hội thi đấu. Việc tuyển chọn và mua “ ông cầu” diễn ra vào tháng 6 tới tháng 7 hàng năm, thường được tuyển chọn mua tại các tỉnh như Hà Giang, Điện Biên, rồi mang về Hải Lựu nuôi dưỡng.
Sau khi chọn được con trâu ưng ý, tiếp tục lựa chọn một gia đình đủ các điều kiện để nuôi trâu. Các gia đình được chọn để nuôi trâu phải là gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo mới được giao nhiệm vụ chăm sóc trâu. Các gia đình khác cũng có nhiệm vụ đóng góp về vật, lẫn tinh thần đề cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng “ông cầu”.
Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho ‘ông cầu”, các hộ gia đình phải dành ra 6-7 sào ruộng để trồng cỏ. Nguồn thức ăn cho trâu phải là nguồn thức ăn sạch, đảm bảo, cỏ tươi, sắn tươi được chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để đảm bảo trâu được ăn no.
Sau khi trâu được nuôi dưỡng chăm sóc một thời gian, những người nuôi trâu sẽ bắt đầu luyện cho trâu của mình lối đánh riêng nhằm giúp trâu chiến thắng trong trận đấu. Trong đó, lối đánh đầu đối đấu chính là lối đánh cơ bản phải huấn luyện, đây là lối đánh thể hiện lòng thượng võ của dân tộc.
Lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu dần trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của Hải Lựu nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Lễ hội chọi trâu được tổ chức theo thể thức bốc thăm chia ra cặp đấu, sau đó từng cặp đấu sẽ thi đấu với nhau, những “ ông cầu” thắng cuộc sẽ tiếp tục thi đấu các vòng tiếp theo để chọn ra hai “ông cầu” xuất sắc nhất để thi đậu trận chung kết để chọn ra “ông cầu” khỏe nhất. Kết thúc lễ hội thì “ ông cầu” vô địch mang đi tết lễ tại đình và mang về làm chiến tích khao làng, để mọi người cùng chia nhau niềm vui may mắn với chủ trâu.
Tuy nhiên, hai năm gần đây, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 khiến lễ hội chọi trâu Hải Lựu đã bị buộc dừng tổ chức. Điều này đã khiến người dân Hải Lựu nói riêng và người dân cả nước nói chung đã không còn được đón xem màn chọi trâu gay cấn. Việc dừng tổ chức lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu còn khiến cho các hộ gia đình nuôi trâu chọi gặp nhiều khó khăn, bởi không thể bán được những chú trâu chọi này do biên bản cam kết đã ký trước khi nuôi, khiến cho các gia đình thiếu hụt kinh phí chăn nuôi.
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn được thông tin về lễ hội chọi trâu Hải Lựu cũng như những khó khăn vướng mắc mà các hộ dân ở đây gặp phải khi lễ hội bị tạm dừng tổ chức.