Cấu tạo vườn trên mái

Với tốc độ phát triển nhanh trong của các khu đô thị hiện nay, vườn trên mái đang dần trở thành giải pháp hữu hiệu nhằm tạo cảnh quan môi trường xanh cho khu vực sống của các cư dân. Nếu bạn đang muốn thiết kế và hoàn thiện một khu vườn trên mái cho gia đình, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cấu tạo vườn trên mái qua bài viết dưới đây

Cấu trúc chung của một khu vườn trên mái

Vườn trên mái khác không giống như những khu vườn dưới mặt đất, do vậy để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta cần cải tạo khu vực mái để hình thành một khu vườn có đủ các yếu tố cần thiết cho cây sinh trưởng. Tuy nhiên, việc hình thành một khu vườn với mặt nền là bê tông cốt thép cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm vừa đảm bảo an toàn cho phần mái nhà, tránh tình trạng hư, thấm mái đồng thời tạo ra môi trường nhân tạo để cây có thể phát triển được. 

Để tránh được tình trạng nước hay đất từ khu vườn thấm vào nhà thì mặt nền bê tông cần phải được trải một lớp chống thấm bằng các vật liệu chống thấm cao cấp hoặc dùng sơn chống thấm. Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình cải tạo, thiết kế khu vườn trên mái, bởi nếu bước này không được thực hiện đúng kỹ thuật với chất liệu không đảm bảo chất lượng, sẽ gây ảnh hưởng lớn cho cuộc sống hàng ngày của các hộ gia đình sau khi hoàn thiện được khu vườn trên mái.

cau-tao-vuon-tren-mai

Sau xử lý hoàn thiện được bước chống thấm cho phần mái nhà, thì bước cuối cùng chính là bước tạo lớp lưu thông, nhằm đảm bảo khu vườn có khả năng thoát nước tốt, giúp thoát nhiệt vào mùa hè, thoát nước tốt vào mùa mưa,tránh cây bị ngập úng… tạo môi trường sống cân bằng với môi trường tự nhiên cho cây trồng cây bị ngập ngúng nếu mưa nhiều. Đồng thời, lớp lưu thông này còn có chức năng giúp cho không khí có thể lưu thông trao đổi với môi trường, tạo điều kiện cây phát triển tự nhiên nhất. Để hoàn thiện lớp lưu thông này, bạn có thể sử dụng các vật liệu chuyên dụng có cấu tạo từ nhựa HDPE chất lượng, loại nhựa có khả năng chịu lực tốt.

cau-tao-vuon-tren-mai

Tuy nhiên, trên thực tế, các khu vườn trên mái ở Việt Nam hiện nay, đa phần lớp lưu thông được thiết kế với vật liệu sỏi, đá, dẫn đến việc không khí lưu thông kém, do vậy cây dễ chết vì dễ bị ngập úng vào mùa mưa hoặc kém phát triển cho không thoát được nhiệt vào mùa hè.

Đây là cấu tạo cơ bản của một khu vườn trên mái. Với nhiều đơn vị thi công vườn trên mái chuyên nghiệp, cấu tạo vườn trên mái còn được phân tách thành 6 lớp gồm lớp cách nhiệt, lớp chống thấm, lớp giữ nước và thoát nước, lớp giữ đất khỏi trôi, chống rễ xuyên qua, lớp đất và lớp thực vật.

Các loại vườn trên mái

Vườn thâm canh

Với những ngôi nhà có diện tích mái bằng lớn, có khả năng chịu lực lớn thì thường được thiết kế kiểu vườn thâm canh với trọng lượng khoảng 500kg/m2. Tuy nhiên, để đảm bảo kết cấu của mái nhà, bạn cần phải có sự tính toán, thiết kế khu vườn đảm bảo kỹ thuật đồng thời cần phải thiết lập chế độ chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.

Vườn quảng canh

cau-tao-vuon-tren-mai

Vườn quảng canh thường được áp dụng để thiết kế cho những căn nhà có diện tích mái nhà nhỏ, dốc, không có yêu cầu cao về cấu trúc của khu vườn. Trọng lượng của khu vườn này thường rơi vào khoảng 50kg/2, do vậy, không tạo ra áp lực quá lớn lên mái nhà.

Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới hiện nay đã tận dụng sự phát triển công nghệ cùng với các kỹ thuật hiện đại để thiết kế những khu vườn trên mái vô cùng chắc chắn với 8-9 lớp như mô hình vườn trên mái của Singapore. Cấu tạo vườn trên mái theo tiêu chuẩn của Singapore thường bao gồm các lớp như sau:

  1. RC Floor slab: lớp nền của mái, sân thượng
  2. Waterproofing : lớp chống thấm giúp bảo vệ phần mặt nền của mái khỏi tác động của nước, đất gây hư hại mái.
  3. Protection: Lớp vữa bảo vệ mặt nền của mái
  4. Versicell : là lớp vật liệu chống úng, có khả năng thoát nước tốt. Loại vật liệu thường sử dụng là nhựa cứng có khả năng chịu tải trọng tốt.
  5. Geotextile : lớp vải địa kĩ thuật giúp ngăn cho lớp đất rơi xuống phần vật liệu chống úng. Lớp vải này có độ bền cao, khả năng thấm lọc tốt.
  6. Sand : Lớp cát có khả năng lọc lại phần đất giúp ngăn cho lớp đất bị kín lỗ thoát nước.
  7. Soil : lớp đất trồng
  8. Big tree: các giống cây trồng trên khu vườn
  9. Drain pipe : hệ thống ống thoát nước cho khu vườn

Hiện tại, Singapore đang là nước cực kỳ thành công trong việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiên thiết nhằm thiết kế các khu vườn trên mái tạo mảng xanh cho các công trình đô thị. Ở Việt Nam hiện nay, có nhiều đơn vị thi công công trình vườn trên mái cũng áp dụng mô hình này.

Lời kết

Nhìn chung, cấu tạo vườn trên mái được các đơn vị thi công lựa chọn, thiết kế phù hợp với yêu cầu của các hộ gia đình, nhằm mang lại không gian xanh cho căn hộ theo tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí. Hy vọng, qua bài viết trên đây bạn đã hiểu thêm về cấu trúc khu vườn trên mái và lựa chọn được một mô hình phù hợp cho ngôi nhà của mình cho gia đình có thêm một không gian xanh mát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *