Uống nước ngải cứu tươi có những tác dụng gì? Đây là câu hỏi của nhiều người khi tìm hiểu về thức uống này. Từ lâu, lá ngải cứu đã trở thành bài thuốc được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở mọi vùng quê. Cây ngải cứu được trồng ở khắp các vườn nhà dân. Bởi ông cha ta biết vận dụng những công dụng tuyệt vời của nó vào cuộc sống hằng ngày. Chúng ta cùng tìm hiểu những công dụng cũng như phương pháp sử dụng ngải cứu qua bài viết này nhé!
Đặc điểm của cây ngải cứu
Cây ngải cứu là loại cây thuộc họ cúc sống lâu năm và thường mọc hoang. Cây này được dùng làm thuốc, có vị đắng và mùi hăng. Lá của cây thường mọc so le và chẻ lông chim, phiến lá men theo cuống đến tận gốc. Ngoài ra có các thùy mép hẹp dính vào thân như cỏ hoa bẹ, hoa không chẻ ngọn ở lá. Cây ngải cứu ưa ẩm, thường được trồng bằng cách giâm cành hoặc sử dụng cây con.
Ngải cứu có thể mọc hoang ở khắp nơi, khắp mọi vùng miền. Có thể sử dụng ngải cứu tươi hoặc ngải cứu được phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu khô thường được gọi là Ngải Điệp, bảo quản được trong thời gian dài. Còn nếu ngải cứu được phơi khô và lấy lông trắng tán thành bột vụn thì sẽ được gọi là Ngải Nhung.
Uống nước ngải cứu tươi mang lại lợi ích gì?
Ngải cứu thường được biết đến như là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn gia đình Việt. Hơn nữa, ngải cứu còn được chế biến thành nước uống, là thức uống đơn giản nhưng lại chữa được nhiều bệnh. Vậy uống nước ngải cứu tươi có những tác dụng nào?
Giúp giảm đau và cầm máu
Trong ngải cứu có chứa hoạt chất axit amin giúp cầm máu và giảm nhanh các cơn đau một cách hiệu quả. Ngoài ra, ngải cứu còn có chức năng giúp quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường và trôi chảy. Uống nước ngải cứu tươi thường xuyên sẽ giảm bớt được các triệu chứng đau đầu, đau lưng của người bệnh.
Giảm đau nhức xương khớp
Từ lâu công dụng trị đau nhức xương khớp của ngải cứu đã được lan truyền trong dân gian. Người có các biểu hiện như đau gai cột sống, viêm khớp, trật khớp, đau thần kinh tọa, tràn dịch khớp gối,… có thể vận dụng những công dụng tuyệt vời của ngải cứu làm thành bài thuốc. Bài thuốc tự nhiên lại không hề mang lại tác dụng phụ nào.
Cách thức thực hiện:
- Chuẩn bị một ít ngải cứu rồi đem đi rửa sạch.
- Sau đó giã nát rồi lấy nước bằng cách vắt kỹ.
- Lấy phần nước cốt thu được trộn với 2 muỗng mật ong thu được hỗn hợp có thể sử dụng ngay.
Nên duy trì thói quen uống nước ngải cứu tươi 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng thức uống này sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, bệnh suy giảm đáng kể.
Uống nước ngải cứu tươi – Bồi bổ cơ thể
Ngoài chức năng thanh nhiệt cho cơ thể thì nước ngải cứu còn giúp cơ thể tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Ngải cứu có chứa các loại vitamin giúp phòng chống tình trạng suy nhược ở những người hấp thu kém và giúp bồi bổ sức khỏe. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng ngủ không sâu giấc, ăn không ngon thì nên tẩm bổ cơ thể bằng cách hầm gà với nước ngải cứu.
Điều trị cảm cúm, đau họng, ho, đau đầu
Lá ngải cứu có tính ẩm và trong lá có chứa tinh dầu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cách thức xử lý ngải cứu trị cảm cúm:
- Chuẩn bị 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi hoặc chanh, quýt.
- Cho các loại nguyên liệu trên vào 2 lít nước bỏ vào 1 cái nồi.
- Nấu sôi trong 20p rồi nhấc xuống, xông trong 15p.
Những trường hợp không nên uống nước ngải cứu tươi
Ngải cứu từ lâu đã trở thành bài thuốc dân gian rất hiệu nghiệm bởi có dược tính cao. Nhưng cũng vì vậy mà đôi khi gây nên nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng quá mức. Có thể gây nên các biểu hiện như ngộ độc, co giật cục bộ do sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh. Nếu sử dụng không đúng cách ngải cứu trong lâu dài thì sẽ gây tổn thương tế bào não, làm tê liệt và dần xuất hiện ảo giác.
Các trường hợp dưới đây nên tránh uống nước ngải cứu tươi:
- Những người mắc bệnh viêm gan.
- Người mắc bệnh sỏi thận.
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
- Bệnh nhân bị mắc bệnh xơ vữa động mạch vành.
- Người mắc bệnh rối loạn đường ruột cấp tính.
Ngải cứu có những công dụng tuyệt vời mà từ lâu đã được coi như một vị thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc uống nước ngải cứu tươi cũng cần tìm hiểu để biết cách sử dụng đúng cách. Biết được cách dùng phù hợp với công dụng và liều lượng thích hợp để tránh việc sử dụng sai cách, vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia để có thể sử dụng ngải cứu đúng cách. Để có thể phát huy tối đa những công dụng tuyệt vời của ngải cứu.