Trẻ bị ho và nôn về đêm – Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị ho và nôn về đêm có thể do sinh lý hoặc bệnh lý thì đều gây ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bé. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở những trẻ độ tuổi nhũ nhi và ăn dặm. Cha mẹ cần có những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc bé cho phù hợp.trẻ bị ho và nôn về đêm

Nguyên nhân trẻ bị ho và nôn về đêm

Do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên các bé dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Nguyên nhân có thể do nhiều tác nhân bên ngoài tác động hoặc cũng chính là những bệnh lý mà cha mẹ cần lưu ý. Những nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng trên là:

Cơ thể không thích nghi với nhiệt độ môi trường

Về đêm thì nhiệt độ môi trường giảm, đây là nguyên nhân khiến nhiều bé bị nhiễm lạnh cơ thể. Hoặc nhiều cha mẹ lạm dụng cho trẻ nằm điều hòa sẽ khiến bé hít lượng lớn khí lạnh vào phổi. Làm cho thân nhiệt của bé giảm, nếu cổ họng trẻ bị khô thì cơn ngứa cổ sẽ dẫn đến ho nhanh chóng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể sẽ khiến trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm phổi. 

Bệnh hen suyễn

Trẻ bị ho và nôn về đêm cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Đặc biệt gia đình nào có tiền sử bị bệnh này thì trẻ rất dễ bị di truyền bệnh này. Bệnh này thường có các dấu hiệu kèm theo như là: thở khò khè, khó ngủ, mệt mỏi, mất tập trung,… Những trẻ bị bệnh hen suyễn thường có đường thở bị thu hẹp. Làm cho trẻ bị nghẹt mũi và cảm giác khó thở khi ngủ. Nếu dịch mũi bị tràn xuống họng sẽ khiến bé buồn nôn kèm theo.trẻ bị ho và nôn về đêm

Bệnh viêm xoang làm trẻ bị ho và nôn về đêm

Bệnh viêm xoang có các dấu hiệu gần giống với bệnh hen suyễn nên dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên cha mẹ cũng có thể phân biệt trường hợp bé bị viêm xoang. Dấu hiệu chính là dịch mũi của bé có màu vàng lục kèm theo mùi hôi. Đồng thời bé khó thở và rát họng. Đây là bệnh lý mạn tính dễ bị tái phát trong điều kiện thời tiết lạnh và hanh khô.

Viêm họng

Bệnh viêm họng cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho và nôn về đêm. Người mắc bệnh này thì do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với trẻ thì nguyên nhân chủ yếu là do virus. 

Triệu chứng của bệnh viêm họng thường là ngứa rát cổ họng kèm theo thân nhiệt tăng cao. Thêm nữa là tình trạng đau đầu, sưng hạch bạch huyết do phản ứng đề kháng tự nhiên của cơ thể. Bệnh này không gây nguy hiểm nhưng cũng cần tiến hành điều trị sớm. Để trẻ có thể thoải mái sinh hoạt bình thường.

Trẻ bị ho và nôn về đêm do trào ngược dạ dày thực quản

Khi trẻ bị nôn về đêm có thể đây là triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hội chứng này xảy ra phổ biến ở những trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Những trẻ có thói quen bú đêm trong tư thế nằm dễ gặp phải tình trạng này. Và tình trạng này chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, sẽ biến mất khi trẻ bắt đầu ăn thực phẩm thô. Nhưng nếu sau 1 tuổi mà tình trạng đó vẫn còn thì nguyên nhân có thể do vi khuẩn HP.trẻ bị ho và nôn về đêm

Trẻ bị ho và nôn về đêm thì xử lý như thế nào?

Cha mẹ không được chủ quan khi trẻ xuất hiện những cơn ho thường xuyên và bị nôn khi ngủ. Dù là dấu hiệu sinh lý bình thường thì cũng gây nên nhiều ảnh hưởng. Làm gián đoạn đến giấc ngủ ngon của bé dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất lẫn tinh thần. Còn nếu liên quan đến bệnh lý thì gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn nếu không điều trị dứt điểm.trẻ bị ho và nôn về đêmTrẻ em là đối tượng cơ thể nhạy cảm, hệ miễn dịch yếu nên việc điều trị bằng thuốc không phải là sự lựa chọn đầu tiên. Trước tiên cần thực hiện các biện pháp xử lý cơ bản có thể kiểm soát được tình trạng bệnh:

Dùng nước muối rửa mũi cho trẻ

Đây là biện pháp an toàn được nhiều chuyên gia khuyên dùng khi trẻ bị ho và nôn về đêm. Biện pháp này nhằm loại bỏ vi khuẩn và dịch nhầy có trong khoang mũi của trẻ. Giúp kiểm soát được cơn ho bởi mũi và họng không còn bị tắc nghẽn bởi dịch đờm.

Sử dụng nghệ tươi

Cách thức thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi cạo sạch vỏ, sau đó rửa sạch rồi cho vào cối giã nhỏ.
  • Cho 1 ít nước lọc với 5g đường phèn vào phần nghệ đã giã rồi đem chưng cách thủy.
  • Đợi đến lúc hỗn hợp có mùi thơm, lọc lấy nước cho trẻ uống khi còn ấm.

Các phương pháp điều trị trên nếu không có hiệu quả thì vẫn phải cho trẻ sử dụng thuốc. Nhưng phải có sự thăm khám của bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và kê đơn thuốc. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc, có thể dẫn đến nhiều hệ quả cho sức khỏe của bé.

Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ho và nôn về đêm. Phụ huynh không nên lơ là trước những biểu hiện bệnh của trẻ. Để tránh những tác động xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Hi vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *