Nuôi con gì với diện tích nhỏ có lẽ là băn khoăn của nhiều người nhằm tìm cách cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày cho gia định. Dưới đây là một vài gợi ý cho câu hỏi nuôi con gì với diện tích nhỏ?
Nuôi bồ câu thịt
Nếu gia đình bạn hiện có khu vực có diện tích nhỏ tầm 50-60m2, bạn có thể sử dụng diện tích đó để nuôi chim bồ câu thịt. Chim bồ câu vốn là loài dễ chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, tỷ lệ sống sót cao vật liệu để làm chuồng nuôi dễ kiếm như có thể làm lồng từ tre, nứa hoặc để chăn nuôi lâu dài bạn có thể đầu tư lồng bằng thép được thiết kế, bán sẵn ngoài thị trường.
Mặt khác, hiện nay chim bồ câu đang là vật nuôi mang lại kinh tế khá cao, thậm chí thu nhập kinh tế từ việc nuôi bồ câu thịt còn cao gấp 3 lần nuôi gà, vịt với mức giá giao động cho 1 cặp bồ câu thịt là 140.000 đồng và bồ câu giống là 250.000 đồng. Tận dụng diện tích nhỏ chăn nuôi bồ câu thịt có thể giúp cho các hộ gia đình ổn định được cuộc sống sinh hoạt, đồng thời đây còn là nguồn thức ăn bổ dưỡng giúp cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng trong các bữa ăn cho gia đình.
Nuôi chim cút đẻ trứng
Nuôi chim cút để trứng cũng là một cách phù hợp với các hộ gia đình có diện tích nhỏ, hơn nữa vốn đầu tư nuôi cút thấp, vốn quay vòng nhanh, tỷ lệ sinh trưởng phát triển nhanh, ít nhiễm bệnh vì vậy nuôi chim cút trở thành mô hình kinh tế khá ổn định với nhiều hộ dân.
Mặt khác, nuôi chim cút không tốn diện tích do đó các hộ gia đình có thể phát triển mô hình chăn nuôi cút lấy trứng ở những khu vực có diện tích nhỏ bằng cách làm lồng theo kiểu xếp tầng. Mỗi chiếc lồng kích thước 1.0 x 0,5 x 0,2m có thể nuôi từ 20-25 chim cút mái, chim cút bắt đầu đẻ trứng từ 60 ngày tuổi, nếu được chăm sóc với chế độ tốt, thì trung bình chim cút đẻ 1 quả trứng 1 ngày cho sản lượng trứng tối đa khoảng 360 – 400 quả/mái/năm.
Mặc dù, trứng chim cút và chim cút thị nhỏ nhưng đang được thị trường rất ưa chuộng bởi đây là món ăn bổ dưỡng có khả năng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau do vậy nhu cầu của thị trường cho loại thực phẩm này là vô cùng lớn. Chính vì thế, các hộ gia đình có ít vốn, diện tích chăn nuôi không lớn có thể áp dụng mô hình này để phát triển kinh tế cho gia đình.
Nuôi gà ta thả vườn
Với mô hình nuôi gà thả vườn, các hộ gia đình có thể tận dụng diện tích đất vườn của gia đình để chăn nuôi. Đây là cũng là một mô hình chăn nuôi phù hợp với các gia đình có diện tích chăn nuôi nhỏ, vốn đầu tư không nhiều, cho lợi ích kinh tế cao.
Các hộ gia đình có thể thiết kế chuồng trại đơn giản, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm, kín vào mùa đông để đảm bảo cho gà sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.
Thức ăn cho gà có thể được tận dụng từ nguồn thức ăn có sẵn như ngô, sắn, cám sát mà hộ gia đình trồng được kết hợp với phụ phẩm công nghiệp sẽ giúp tiết kiệm chi phí chăn nuôi. Đồng thời nếu đảm bảo các kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, thì tỷ lệ sống sốt của đàn lên tới 90-95% và có thể xuất bán sau 4-4.5 tháng chăn nuôi.
Gà ta thả vườn cũng là một trong những loại thực phẩm rất được ưa chuộng trên thị trường bởi độ ngọt, dai thơm,ngon hơn hẳn các loại gà nuôi công nghiệp. Do vậy gà ta thả vườn cho giá trị kinh tế khá cao.
Nuôi lợn nhốt chuồng
Nuôi lợn nhốt chuồng hiện cũng đang là mô hình chăn nuôi được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại. Bởi sau đợt dịch tả lợn vừa qua, sản lượng lợn thịt đã bị sụt giảm nghiêm trọng dẫn tới tình trạng nguồn cung không đủ cầu, lợn thịt trở nên khan hiếm trên thị trường.
Thịt lợn vốn là thực phẩm không thể thiếu trong bữa cơm sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình. Tuy nhiên cùng với việc quy mô chăn nuôi công nghiệp được mở rộng không được kiểm soát về chất lượng, nhiều bà nội trợ cũng có tâm lý e sợ mua phải thịt lợn chứa tăng trọng, hóa chất, chất cấm. Do vậy, việc sử dụng diện tích chăn nuôi nhỏ cung cấp lợn sạch, an toàn cho thị trường sẽ là bước đi phù hợp giúp các hộ gia đình cải thiện kinh tế.
Mặt khác, việc thiết kế chuồng trại để chăn nuôi lợn cũng khá đơn giản, chỉ cần đảm bảo cho chuồng trại luôn thoáng mát, có hệ thống tắm rửa, tiêu nước, tiêu phân chuồng trại đạt tiêu chuẩn nhằm đảm bảo vệ sinh, hạn chế được mầm bệnh gây bệnh cho lợn.
Nguồn thức ăn cho lợn cũng có thể được tận dụng từ các nông sản cho hộ gia đình tự trồng vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo được chất lượng nguồn thức ăn, hạn chế nguồn lây bệnh cho đàn lợn, cho thịt thương phẩm có chất lượng cao, từ đó giá thành phẩm cũng sẽ cao hơn.
Chính vì những lý do trên, mà các hộ gia đình có diện tích chăn nuôi nhỏ nên áp dụng mô hình nuôi lợn nhốt chuồng để tận dụng diện tích đất đồng thời cải thiện kinh tế cho gia đình.
Lời kết
Trên đây là một vài gợi ý về vấn đề nuôi con gì với diện tích nhỏ. Hy vọng, qua bài viết bạn có thể lựa chọn cho mình mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, diện tích chăn nuôi của gia đình mình.