Các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay

Việc xác định các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với xu hướng trong từng thời kỳ sẽ là biện pháp tốt nhất giúp thúc đẩy phát triển kinh thế nhanh chóng, hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay.

Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm

Ngành công nghiệp trọng điểm được định nghĩa là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng, là mũi nhọn trong cơ cấu công nghiệp của một quốc gia. Những ngành công nghiệp đó phải là các ngành công nghiệp phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế đó, mang lại hiệu quả cao về các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay

Một quốc gia muốn phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thì yếu tố then chốt chính là chú trọng phát triển kinh tế trọng điểm. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay

Công nghiệp năng lượng

Như chúng ta đã biết, đất nước ta nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trông chờ rất nhiều vào nguồn năng lượng từ tự nhiên. Việt Nam cũng là một trong những nước được Mẹ thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú. Do vậy, nếu có kế hoạch khai thác, tận dụng các nguồn lực đó sẽ giúp cho kinh tế của nước ta được phát triển vượt bậc.

cac-nganh-cong-nghiep-trong-diem

Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta hiện nay phát triển mạnh nhất nhờ nguồn khoáng sản tự nhiên, Trong đó, than đá là nguồn khoáng sản được tập trung khai thác nhiều nhất để phục vụ phát triển công nghiệp năng lượng. Ngoài ra, chúng ta cũng đã có những bước phát triển nhanh chóng trong việc tận dụng, khai thác các mỏ dầu khí với trữ lượng lớn cũng như nguồn thủy năng sẵn có để thúc đẩy ngành công nghiệp năng lượng phát triển ngày càng mạnh .

Ngành công nghiệp thực phẩm, chế biến

Trong nhiều năm trở lại đây, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành kinh tế này đã góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế với sản lượng các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế lên tới hàng triệu tấn/ năm.

cac-nganh-cong-nghiep-trong-diem

Nhờ các bước đi đúng đắn cùng các chính sách hỗ trợ kịp thời của chính phủ, ngành công nghiệp thực phẩm ở nước ta ngày càng lớn mạnh với quy mô được mở rộng về các mặt hàng thực phẩm như hoa quả, thủy hải sản, cà phê, hồ tiêu, gạo…

Với diện tích chăn nuôi, trồng trọt được mở rộng với các mô hình đủ đáp ứng yêu cầu nhập khẩu khắt khe của nhiều nước trên thế giới, ngành chế biến thực phẩm của nước ta cũng đang ngày càng lớn mạnh, nhờ đó đời sống của người nông dân được cải thiện rất nhiều.

Công nghiệp dệt may

Với giá nhân công trẻ, lực lượng lao động dồi dào đã góp phần đưa Việt Nam dần trở thành thị trường tiềm năng cho ngành công nghiệp dệt may. Nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề đảm bảo góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tốt, đúng tiến độ, cùng giá thành rẻ đã giúp cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam từng bước nhận được sự ủng hộ  của người dân các nước trên thế giới. Từ đó, ngành công nghiệp dệt may cũng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế nước ta.

Ngành công nghiệp dệt may phát triển không chỉ góp phần tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế, mà nó còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người đang ở độ tuổi lao động của Việt Nam, từ đó góp phần bảo đảm cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân Việt Nam.

cac-nganh-cong-nghiep-trong-diem

Từ những lợi ích ở trên, để có thể đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may, các đơn vị đang hoạt động trong ngành này cần phải quan tâm đến việc đầu tư máy móc kỹ thuật, cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động đồng thời xem xét chế độ đãi ngộ hợp lý cho người lao động nhằm duy trì được chất lượng cũng như năng xuất trong công việc

Bên cạnh, những ngành công nghiệp kể trên, nhiều ngành công nghiệp nặng khác ở nước ta cũng đang trên bước chuyển mình vươn lên để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn như ngành công nghiệp chế tạo máy móc,công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng…

Lời kết

Có thể thấy các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay đang có rất nhiều tiềm năng cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo phát huy tốt những tiềm năng thế mạnh sẵn có cũng như đứng vững trước các khó khăn thách thức có thể phái đối mặt trong quá trình phát triển, các ngành công nghiệp cần phải có kế hoạch đúng đắn, kịp thời, chớp được thời cơ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu thêm về các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *